Bố nhớ con trai lắm,con trai ngoan hay ăn chóng lớn và phải yêu thương,vâng lời mẹ con nhé!!
Friday, October 31, 2014
Thursday, October 30, 2014
Monday, October 27, 2014
Friday, October 24, 2014
Thursday, October 23, 2014
Wednesday, October 22, 2014
Sunday, October 19, 2014
Saturday, October 18, 2014
Arsenal_hull city
Arsenal_Hull city
2_2
Friday, October 17, 2014
Thursday, October 16, 2014
Bài thơ "Tiếng ru" và bài thơ "Tre Việt Nam"
Có 2 bài thơ để lại ấn tượng sâu đậm trong thời học sinh mà đến giờ vẫn theo mình trên mọi nẻo đường !Đó là bài thơ "Tiếng ru" và bài "Tre Việt Nam" !!!
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh!
- Bài thơ "Tiếng ru" của Tố Hữu !!!
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đắt thấp núi ngồi ở đâu ?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
Và bài thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy !!!
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh!
(sưu tầm)
Sunday, October 12, 2014
Những câu tục ngữ ,ca dao,ngạn ngữ,danh ngôn làm thay đổi bạn!
_Thành ý_chính tâm_tu thân_tề gia_trị quốc _bình thiên hạ
_Lấy đạo làm hướng_lấy đức làm gốc_lấy nhân làm nơi nương tựa_lấy nghệ thuật làm thú vui!
_Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa;lời nói dở hại người đau hơn gươm dáo!
_ Hữu tâm vô tướng-tướng tùy tâm sinh; Hữu tướng vô tâm -tướng tùy tâm diệt !!!
_Con bất hiếu oán trách cha mẹ;kẻ xấu mắc nợ oán người cho vay!
_Cái gì mình ko muốn thì đừng đem đến cho người khác!
_ Cơm tặng người đói;lời nói tặng tri âm!
_Hữu xạ tự nhiên hương!
_Họa vô đơn chí-phúc bất trùng lai .
_Tu đâu không bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
_Cây khô nghe sấm đâm chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương!
_Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ!
_Anh đi ,em ở lại nhà
Hai vai ghánh vác mẹ già con thơ
Lầm than bao quản nắng mưa
Anh đj anh lại chen đua với đời!!
_Những người mặt mũi trắng phau
Vì chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn
Những người mặt mũi tối đen
Vì chưng kiếp trước đĩa đèn ko lau!
_
Wednesday, October 8, 2014
Chữ hiếu !!!
"Đi khắp thế gian ko ai tốt bằng mẹ
Ghánh nặng cuộc đời ko ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông ko đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng ko phủ kín công cha! "
Đầu tiên định đặt tên con là Hiếu Nghĩa ,để con mình lấy hiếu nghĩa làm đầu ,phải hiếu thuận với bố mẹ ,ông bà...nói chung là hiếu nghĩa vẹn toàn !Nhưng sau đó lại đặt tên con là Hào Quang mong con luôn tỏa sáng trong mọi trường hợp !Hì...Nhưng dù thế nào chúng mình vẫn phải dạy con về hiếu nghĩa vk nhé.
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ lúc con còn ngây thơ !
“ Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt . Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”.
(Khế kinh)
Vì chữ hiếu vốn là nền tảng của đạo đức,nếu con cái ko có hiếu với bố mẹ,ko biết kính trọng ông bà,thầy cô ,huynh trưởng thì cuộc sống sẽ như thế nào?Thời nay đâu đâu cũng nghe thấy con cãi chửi bố chửi mẹ,đánh bố đánh mẹ thậm chí giết bố giết mẹ nữa...thật quá là tội lỗi!Thật đại loạn phải ko?Anh muốn rằng từ nhỏ con mình sẽ được học về chữ hiếu ,về những tấm gương hiếu hạnh của cổ nhân! Để cho sau này dù đi đâu làm gì con vẫn sẽ nhớ về cội nguồn,về tổ tiên gia đình;vẫn nghĩ về người mẹ tần tảo sớm hôm nuôi con khôn lớn...
"Cái cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả một đời gió sương"
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Tuesday, October 7, 2014
Monday, October 6, 2014
Học và rèn luyện mình!!!
Cầu an lành ,hạnh phúc đến cho gia đình và toàn thể mọi người !!! Nam mô A di đà Phật!
14 điều Phật dạy!!
1_ Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình!
2_ Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá!
3_Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại!
4_Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ!
5_ Sai lầm lớn nhất đời người là đánh mất mình!
6_Tội lỗi lớn nhất đời người là bất hiếu!
7_Đáng thương lớn nhất đời người là tự ti !
8_Khâm phục lớn nhất đời người là vươn lên sau khi ngã !
9_Phá sản lớn nhất đời người là tuyệt vọng !
10_Tài sản lớn nhất đời người là sức khỏe,trí tuệ!
11_Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm !
12_Lễ vật lớn nhất đời người là sự khoan dung !
13_Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết !
14_An ủi lớn nhất đời người là bố thí !!!
Ngoài việc ghi nhớ 14 điều Phật dạy ,chúng mình hãy luôn tâm niệm 10 điều sau nhé!
10 điều tâm niệm!!!
1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu ko bệnh khổ,vì ko bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh !
2. Ở đời đừng cầu ko hoạn nạn,vì ko hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy !
3. Cứu xét tâm tính đừng cầu ko khúc mắc ,vì ko khúc mắc thì sở học ko thấu đáo!
4. Xây dựng đạo hạnh đừng cầu ko bị ma chướng,vì ko bị ma chướng thì chí nguyện ko kiên cường !
5. Việc làm đừng mong dễ thành ,vì việc dễ thành thì lòng khinh thường ,kiêu ngạo!
6. Giao tiếp đừng cầu lợi mình,vì lợi mình thì mất đạo nghĩa!
7. Với người đừng mong tất cả thuận theo ý mình vì thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng !
8. Thi ân ko cầu đền đáp,vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ!
9. Thấy lợi đừng nhúng vào,vì nhúng vào thì si mê phải động !
10. Oan ức ko cần biện bạch ,vì biện bạch thì nhân ngã chưa xả !!!
Friday, October 3, 2014
Sưu tầm vài câu chuyện về "chữ NHẪN "!!!
Công Chúa Thuần Nhẫn
Công chúa Thuần Nhẫn là con gái út của vua Ba Tư Nặc. Công chúa là người hiếu hạnh, lại có đức nhẫn nhục, nhưng phải có tội xấu quá, nên đã 18 xuân mà vua cha chưa tính việc xuất giá được.
Ôi! Bà mụ cay nghiệt làm sao?
Bắt nặn thế nào cho công chúa xấu đến nổi ai thấy cũng bực mình, mũi tẹt, trán dồ, miệng hô, mắt toét, đó là chưa kể đến thân hình nếu nói đến thân hình thì nàng chỉ cao vỏn vẹn một thước lênh khênh. Vì vậy mà trong triều các vương tôn, công tử phải tìm kế du học ráo, để tránh cái nạn bị trạch phò mã.
Mỗi khi công chúa thấy hai chị hãnh diện trước nhan sắc xinh tươi, nàng rất ngậm ngùi tủi hận, song cũng không hề ganh tỵ. Trái lại, hai chị thì kêu căng, mỗi khi thấy nàng thường tỏ vẻ khó, không muốn gần gũi chuyện trò. Lại tâu với vua cha cấm không cho nàng đi ra ngoài sợ thế gian chê cười. Công chúa thui thủi một mình trong cung cấm.
Nàng hiếu hạnh với cha mẹ, chiều chuộng hai chị và hết lòng thương yêu những người hầu hạ. Nàng thường đem tiền bố thí cho người nghèo khổ, cung cấp thuốc men cho người bệnh hoạn, vì thế ai cũng yêu mến công chúa hơn hai bà chị.
Nhan sắc kỳ dị của công chúa Thuần Nhẫn bay ra, cũng như đức hạnh của nàng, nên một ngày kia Hoàng tử một nước lân cận đến xin cưới nàng làm vợ.
Cầm tay người nghĩa hiệp, vua Ba Tư Nặc cảm động, bảo Trọng Ðức rằng: “Con trẫm được Hoàng tử thương mến thật trẫm không biết lấy lời gì tả cho hết được nỗi lòng cảm bội”. Khi về nước, Hoàng tử không cho tiếp xúc với người, sợ thiên hạ thấy bên ngoài chê cười chăng?
Nhưng than ôi! Lòng hào kiệt của vị Hoàng tử thanh niên cá hạn, mà nhan sắc công chúa lại xấu vô cùng, nên mặc dầu vẫn mến đức, trọng tài của vợ, mà lắm khi Thái tử cũng bực mình về cái xấu của người vợ đáng thương. Rồi lần lần Trọng Ðức tìm cớ săn bắn vui chơi riêng. Công chúa như con chim trong lòng son, tuy có gạo trắng nước trong, nhưng ngoài bốn bức tường thì nàng không còn hay biết gì cả. Công chúa biết nghiệp duyên nên thầm trách kiếp xưa bởi vụng đường tu nên kiếp này phải mang lấy quả xấu, không bao giờ oán thán ai. Nàng chỉ một lòng nhu thuận với chồng, khoan dung độ lượng với người trong cung.
Nhưng ác thay! Các bà Vương phi quận chúa thường tìm đến với nàng để khoe khoang hãnh diện, có khi còn dám chế nhạo nàng ra mặt. Ðức nhẫn nhục của công chúa thuần thành, nên nàng luôn luôn vui vẻ xem như không có gì đáng để ý.
Một hôm các bà về xúi chồng bày một bữa tiệc, mời khắp cả Vương tôn danh nhân trong nước. Theo lệ thường thì vợ nào chồng nấy đếu đến đủ mặt… Duy chỉ có Hoàng tử Trọng Ðức lủi thủi đến một mình. lủi thủi đến một mình. Thôi thì các bà Vương phi, quận chúa, tiểu thơ khoe khoang duyên dáng, các bà lại đi tìm Hoàng tử Trọng Ðức chế giễu.
Hoàng tử không chịu nỗi cơn tức giận, nên sanh lòng ghét vợ. Chàng hằm hằm chuyến này thì về nhất quyết ly dị cho rảnh.
Chồng đi yến tiệc, công chúa một mình vò võ trong cung. Tự nhiên nàng thấy nao nao trong lòng, tin chắc có điều gì không hay xảy đến cho mình. Nàng tủi thân rơi nước mắt. Tự nghĩ ta đời trước đã tạo nhân gì ác nghiệp đến nỗi sanh thân kỳ dị, làm khổ tâm biết bao nhiêu người vì thương yêu ta. Nàng liền chắp tay thành kính hướng về giữa thanh không thầm niệm. “Nam mô Phật, nam mô chư Phật”. và tự khấn nguyện: Ðức Phật hiện nay Ngài hay ban bố ích lợi cho chúng sanh, cứu khổ cho tất cả người khổ sở. Nay con là một người đang chịu khổ, lại không làm sao ra khỏi cung cấm để hầu Ngài. Nguyện xin oai thần Ðức Thế Tôn từ bi khuất giá giáng thần vào trong chốn u đày này, cho con được đảnh lễ. Nỗi thống khổ lòng thành kính tha thiết của con người đáng thương ấy, ứng hiệp với Ðức từ bi của Phật. Ðược Ðức Phật ở tịnh xá Kỳ Viên liền vận thần thông hiện ra trước mặt, trong khi công chúa đang quì lạy. Ngưỡng lên thấy Phật, vừa mừng vừa tủi, nàng kính bạch: “Bạch Ðức Thế Tôn! Ðời trước con đã gây nghiệp ác gì, mà ngày nay bị quả báo thân hình xấu xí như thế này? Lại nhờ phước đức gì mà sanh vào chốn giàu sang?” Ngài động lòng thương xót dịu dàng bảo: “Ðời trước con là một người đàn bà có nhan sắc, lại hay cúng dường bố thí, nhưng khắc nghiệt với tôi tớ, kiêu căng với bạn bè và hay ganh tỵ với người có nhan sắc hơn mình, mắt thường hay nguýt, miệng hay nói xấu người, khi sân hận nổi lên thì đánh đập tôi tớ một cách tàn nhẫn. Nhất là hay ỷ mình có nhan sắc của cải khinh ngạo kẻ khác. Ngày nay con phải thành tâm tha thiết cần cầu sám hối đi, thì những tội lỗi trước kia sẽ tùy theo tâm niệm mà tiêu diệt”.
Tiếng Phật dịu dàng như tiếng chim Ca Lăng Tần Già, công chúa thấy tự nhiên lòng nhẹ lâng lâng, nàng rút khăn lau ráo lệ, rồi tha thiết cần cầu sám hối. Nàng quỳ xuống chân Phật hàng giờ với những lời chân thật phát sinh ra tự đáy lòng. Ðức Phật để cánh tay vàng lên đầu nàng, công chúa ngẩng lên thấy đôi mắt hiền từ trong sáng của Ðức Phật nàng rất sung sướng. Liền khi ấy mắt nàng cũng trong sáng như mắt chim thu nàng thấy sắc diện của Phật đoan nghiêm hiền hậu, lòng nàng cảm động, sanh bao sự vui mừng, tự nhiên mặt nàng cũng đoan nghiêm mỹ lệ. Nàng thấy chân Phật sáng ngời, cốt cách siêu phàm, lòng nàng lại bội phần mến phục, tự nhiên thân nàng cũng đoan nghiêm điều đặn, các tướng xấu xa của nàng bị tiêu diệt. Nàng liền trở nên một công chúa đẹp đẽ xinh tươi đầy đủ phước tướng.
Phật thuyết pháp cho nàng nghe xong liền vận thần thông trở về Tịnh Xá.
Giữa bữa tiệc vui, Hoàng tử Trọng Ðức không chịu được lời chế giễu của các bạn. Tình yêu không thể kéo lại cái hổ, cái nhục. Thái tử bực tức lên ngựa trở về cung, vừa đi vừa thầm nghĩ: “Chuyến này nhất định để, nhất định ly dị”.
Tiếng gió ngựa của người hào kiệt sao mà gấp gáp thế? Công chúa lo ngại vội vàng bước xuống thang lầu thấy mặt chồng đầy sát khí, nàng không dám hỏi han gì. Theo lệ thường nàng cúi xuống tháo chiếc đai ngọc trên lưng Thái tử và cất chiếc mũ vàng cho đầu chàng đỡ nặng. Thái tử ngạc nhiên, cử chỉ ấy rõ ràng là vợ, mà sao nhan sắc nàng biến đổi thế kia? Công chúa hiểu ý, liền đem chuyện cầu Phật kể lại cho chồng nghe. Từ đó vợ chồng vui vẻ hòa thuận cùng nhau lo tu phước thiện.
Một hôm vui câu chuyện, công chúa bảo chồng: “Thiếp xem chàng trọng sắc hơn trọng đức”. Hoàng tử cả thẹn nói lảng qua chuyện khác.
Ðọc câu chuyện này chúng ta nhận thấy nhẫn nhục là điểm cốt yếu cần phải có trong tất cả hạng người, cần phải dùng trong tất cả hoàn cảnh. Nhờ sự nhẫn nhục, nhờ lòng thiết tha ăn năn của công chúa Thuần Nhẫn đã đổi được cuộc đời tối tăm trở thành tươi sáng. Chúng ta nên biết nếu tâm đức thanh tịnh thì sẽ chuyển được hình tướng bên ngoài. Vậy ta nên nhớ “NHẪN NHỤC LÀ GỐC HẠNH LÀNH, SÂN SI LÀ NGUỒI TỘI LỖI”.
Thuật giả: Thể Quán
(Sưu tầm)
Wednesday, October 1, 2014
Tản mạn về chữ "NHẪN" !!!
"Tri túc thường lạc
Năng nhẫn tự an!!!"
Khởi cổ!!!
"Nhẫn đắc nhất thời chi khí
Miễn đắc bách nhật chi ưu
Dục hòa thượng hạ nhẫn tự vi tiên
Bách hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng
Phu phụ nhẫn chi _kim tử bất cô.
Phụ tử nhẫn chi _thập toàn kỳ đạo.
Huynh đệ nhẫn chi _gia trung vô hại.
Bằng hữu nhẫn chi _kỳ tình bất sơ.
Tự thân nhẫn chi_tự thân ái lạc.
Phi nhân bất nhẫn_bất nhẫn phi nhân!!"
Nhịn cái tức một lúc
Tránh mối lo trăm ngày
Cái khó của trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Muốn hoà thuận trên dưới
Nhẫn nhịn đứng hàng đầu
Cha con nhẫn nhịn nhau
Giữ vẹn được đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhường nhịn nhau
Trong nhà êm ấm cả
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình cảm không phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn đi
Ai ai đều yêu mến
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay.
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn hại nhau.
Subscribe to:
Posts (Atom)